Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

NHẬN DIỆN NHU CẦU KHÁCH HÀNG



Làm thế nào để biết được nhu cầu của khách hàng tiềm năng


 





















Trước khi bạn bán bất kỳ thứ gì cho ai, trước hết bạn phải hiểu họ đang cần thứ gì. Dưới đây là một số cách giúp bạn thực hiện điều đó:
Nghiên cứu trước:
Trước khi gặp mặt khách hàng, bạn phải tìm hiểu để biết được càng nhiều về công ty đó càng tốt. Đọc các tạp chí thương mại có liên quan, đọc tạp chí xuất bản định kỳ, tìm các bài báo về sản phẩm hay ngành công nghiệp của công ty đó ở thư viện, đọc tạp chí Thời báo Kinh tế, tìm ra xem ai là đối thủ cạnh tranh của họ, những thay đổi trong công ty đó và mối quan tâm chủ yếu của họ là gì. Nhưng luôn luôn nhớ rằng bạn sẽ chỉ thu được những thông tin có giá trị nhất và thấu hiểu được mối quan tâm trong kinh doanh của khách hàng của bạn bằng cách tiếp xúc trực tiếp với họ.
Hãy xem xét tình hình cụ thể, chứ không phải trường hợp mẫu:
Đừng đến gặp khách hàng với những ý tưởng đã được chuẩn bị trước về những sản phẩm bạn đang sắp bán cho họ và cách thức bán chúng. Bạn có thể bán nhiều sản phẩm hơn về sau này bằng cách tìm hiểu được yếu tố nào trong giao dịch kinh doanh của bạn quan trọng nhất với khách hàng của bạn. Ví dụ, thậm chí nếu bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn cùng bán một loại sản phẩm ở cùng một mức giá, khách hàng của bạn có thể quan tâm nhiều nhất đến phương thức thanh toán, người khác lại tập trung vào việc giao hàng, trong khi người khác lại để ý nhiều đến việc bảo hành sản phẩm. Nếu bạn tham gia cạnh tranh bán sản phẩm của mình mà không tìm ra các yếu tố này, bạn sẽ mất đi cơ hội để làm nổi bật mình so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Chú ý lắng nghe:
Khi gọi đến gặp khách hàng, bạn là người phải thu nhập tối thiểu hết những thông tin của cuộc nói chuyện. . Điều đó có nghĩa là bạn phải lặng cho đến khi khách hàng trả lời xong câu hỏi của bạn. Bạn không nên ngắt lời mà phải chờ họ nói xong. Bạn càng để khách hàng bày tỏ quan điểm, bạn càng hiểu hơn những vấn đề của họ. Khi bạn hiểu được điều đó, bạn có thể đảm bảo rằng phần thuyết trình của bạn sẽ có thể đáp ứng được những gì họ quan tâm - và cuối cùng bạn sẽ thành công.
Hỏi câu hỏi để gợi chuyện:
Tránh hỏi các câu hỏi trả lời ngắn mà bạn chỉ nhận được hoặc là "có" hay "không". Các câu hỏi như vậy thường bắt đầu bằng "có phải", "có đúng là". Thay vào đó, cố gắng hỏi các câu hỏi có từ để hỏi như "cái gì", "khi nào", "ở đâu", "như thế nào", vì chúng buộc khách hàng phải bày tỏ quan điểm. Bạn sẽ có được câu trả lời như là hình thức bắt đầu câu chuyện. Ví dụ, "quý vị có vấn đề gì với người bán hàng không?" sẽ không giúp được bạn bằng câu hỏi "Quý vị hãy cho tôi được biết người bán hàng nên làm gì để phục vụ khách hàng tốt hơn". Mục đích của bạn là buộc khách hàng tiềm năng nói ra những vấn đề và mối quan tâm của họ cốt để bạn có thể quyết định cách thức công ty bạn nên làm để giải quyết chúng.
Cẩn thận với các câu hỏi sẽ buộc bạn phải chấm dứt cuộc nói chuyện:
Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi sẽ cho bạn những thông tin quan trọng. Nếu bạn hỏi một khách hàng " quý vị có thể cho tôi đề xuất của mình về dự án này?" bạn sẽ nhận được câu trả lời là "có" hay "không" và thế là chấm dứt. Nhưng nếu bạn bắt đầu câu chuyện bằng câu "quý vị hãy cho tôi những tiêu chí riêng khi xem xét một thư đề xuất", bạn sẽ nhận được thông tin có tính phê bình thay vì việc kết thúc cuộc thảo luận.
Khảo sát khách hàng và khách hàng tiềm năng:
Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát hay thực hiện khảo sát qua điện thoại để biết được thông tin về khách hàng và khách hàng tiềm năng. Cố gắng lấy được những lời đánh giá của khách hàng hiện tại về cấp độ thoả mãn mà họ thu được từ sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hay bạn phải thiết kế một bản khảo sát giúp bạn tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Khi một khách hàng hay khách hàng tiềm năng tỏ ra khó khăn khi hoàn thành bản điều tra, bạn nên phải thu được một cái gì đó nhiều hơn chỉ đơn thuần là các câu trả lời. Thực tế là khách hàng rất ít khi cố gắng để cho bạn biết điều gì đó không thoả mãn của họ với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn cần phải có cách dò xét tốt để theo dõi.

Thông tin liên hê:
PHẠM THỊ HÀ
P3 - P3A Bạch Mã, F.15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Tel
: (+84-8) 7303-7399   Ext : 1551 | Mobile: (+84) 906-077-789
Fax
: (+84-8) 6264-5982
Email: ha.pt@fibo.vn
Tel: 01698587227                                                                     
Website: www.fibosms.com
Yahoo: phamha.fibo

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

LẮNG NGHE ĐỂ TẠO SỰ ĐỒNG CẢM

Lắng nghe tạo sự đồng cảm là 1 kỹ năng

Trong kỹ năng giao tiếp, biết chú ý lắng nghe và đối đáp lại rất quan trọng bởi vì cuộc nói chuyện sẽ trở thành hai chiều và kết nối mọi người với nhau hơn nhờ sự quan tâm thấu đáo của người trong cuộc.
Kỹ năng giao tiếp
Lắng nghe đồng cảm làmột kỹ thuật lắng nghe vàđặt câu hỏi tinh tế, giúp bạn phát triển và tăng cường mối quan hệ thông qua việc hiểu biết những thông điệp từ suy nghĩ và tình cảm của người nói. Như vậy, nó giúp bạn có kỹ năng lắng nghe chủ động ở một cấp độ mới.

Tại sao cần Lắng nghe tạo sự đồng cảm?

Lắng nghe thấu đáo tạo sự đồng cảm sẽ giúp bạn dành được lòng tin của người khác, giúp bạn cùng giải quyết hoặc thấu hiểu vấn đề của họ, chứ không phải đơn thuần chỉ gật đầu cho có, hoặc vội vàng đưa ra lời khuyên chưa phù hợp với mong muốn của người đang chia sẻ.

Áp dụng vào kỹ năng giao tiếp như thế nào?

Kiên nhẫn lắng nghe những gì người khác đã nói, ngay cả khi bạn không đồng ý với nó. Điều quan trọng là thể hiện sự chấp nhận và thông cảm những vấn đề của người nói, không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý quan điểm khác hoặc cố chỉ ra những suy nghĩ không đúng của đối phương. Chỉ đơn giản bằng cách gật đầu hoặc sử dụng các cụm từ như “Mình có thể hiểu được suy nghĩ của bạn”; “Mình tôn trọng sự khác biệt nên bạn có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình”
Hãy thử cảm nhận những cảm giác của người nói đang thể hiện
Suy nghĩ của bạn như một tấm gương phản chiếu. Hãy lặp lại suy nghĩ và cảm giác của người nói. Việc lặp lại theo ngôn ngữ của mình rất quan trọng trong giao tiếp, vì người khác sẽ cảm thấy thích khi có người quan tâm, lắng nghe mình. Ngoài ra, mọi hiểu lầm sẽ được kịp thời sửa chữa nếu có. Bạn có thể mở đầu câu lặp lại như sau: “Không biết mình hiểu thế này có đúng không…”; “Bạn nói với mình nếu mình hiểu sai ý nhé,…..”
Để khuyến khích người tiếp tục câu chuyện của họ, hãy thêm vào những câu chốt lại từ những gì bạn nghe. Ví dụ như một người đang chia sẻ về sự bất công tại nơi làm việc, trong nhóm có người lười hơn mà kết quả thì cả đội phải chịu chung, sau khi họ bày tỏ cảm xúc về những sự việc, bạn có thể chốt lại như “Vì thế, bạn thấy mình đang quá tải việc trong nhóm?”, hoặc “Bạn cảm thấy mệt mỏi và không biết xử lý thành viên lười trong dự án này như thế nào?”
Câu chốt này nên được thể hiện một cách trung lập, thể hiện tính chất mô tả lại sự việc nhiều hơn là đánh giá xem sự việc đó là xấu hay tốt với đối phương.
Sau đó, bạn có thể gợi mở một suy nghĩ tích cực bằng những câu hỏi như: “Thế bây giờ bạn định làm gì?”; “Nếu không thay đổi được người kia, mình có thể chấp nhận thêm được cái gì để cho nhẹ hơn không?” Những câu hỏi hướng tới giải pháp sẽ giúp cho người chia sẻ có thời gian suy nghĩ về vấn đề của họ, mà không cảm thấy bị đánh giá, bị kiểm soát suy nghĩ. Đây là kỹ năng giao tiếp tạo sự tin tưởng và giúp người khác suy nghĩ tích cực hơn về mọi vấn đề.
Kỹ năng giao tiếp
Một người lắng nghe đồng cảm cần tránh để người nói muốn đi vào tư thế phòng thủ. Để làm điều này, cố gắng không ngắt lời, tranh luận với những gì đang được nói, hoặc thậm chí vội đưa ra ý kiến, lời khuyên. Họ đang cần người lắng nghe và tự họ sẽ tìm được cách giải quyết khi ở tâm trạng thoải mái. Hãy tạo cho họ cảm giác yên tâm và tin tưởng bằng cách tập trung hoàn toàn vào những gì họ nói và thấu hiểu cảm giác của họ.
Khi người nói có ý muốn được bạn lên tiếng, chỉ cần lặp lại những câu đã nói. Ví dụ, nếu người nói nói: “Tôi không hài lòng ở vị trí hiện tại của tôi” Bạn có thể thăm dò bằng cách trả lời: “Bạn nói rằng bạn không hài lòng ở vị trí hiện tại của bạn, vì sao thế? “
Hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách khám phá câu chuyện và cảm xúc của họ.
Nếu người nói muốn lời khuyên từ bạn, hãy trung thực, nhưng cố gắng kiềm chế không cung cấp những góp ýcó thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của người nói theo chiều hướng tiêu cực.

MẸO

Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn khi lắng nghe và không cho phép mình bị cảm xúc chi phối.
Hãy nhớ rằng: Trước tiên là hiểu và sau đó mới đánh giá
Khi bạn giúp người nói tự tin thể hiện, giao tiếp một cách thoải mái hơn, bạn sẽ có được sự tin tưởng ở người khác và ý nghĩa hơn nữa, bạn giúp họ khám phá ra những điều thú vị về bản thân họ.

Những điểm chính

Một người lắng nghe đồng cảm đóng vai trò là một người thúc đẩy hành động và tạo động lực cho người khác. Trong đó, thành công được đo bằng khả năng hiểu được những vấn đề của người nói.
Lắng nghe một cách cẩn thận,không đánh giá hay phán xétvà khi thích hợp, lặp lại cụm từ nào đó để khuyến khích người đó mở lòng hơn. Hãy chú ý nhiều tới những gì không được nói, hoặc những gì đang được nói với cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể.

Chúc bạn sớm có một kỹ năng giao tiếp tuyệt vời này! 

Thông tin liên hê:
PHẠM THỊ HÀ
P3 - P3A Bạch Mã, F.15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Tel
: (+84-8) 7303-7399   Ext : 1551 | Mobile: (+84) 906-077-789
Fax
: (+84-8) 6264-5982
Email: ha.pt@fibo.vn
Tel: 01698587227                                                                     
Website: www.fibosms.com
Yahoo: phamha.fibo

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

MARKETING - HÃY DỪNG NÓI VÀ BẮT ĐẦU LẮNG NGHE




Marketing có thể làm được nhiều hơn thế, nếu chúng ta biết cách: Hãy dừng nói và bắt đầu lắng nghe.

Tại sao lại có quá nhiều chiến dịch marketing "phản pháo", quay lại phá hoại danh tiếng thương hiệu và làm hao tiền tốn của của chính người thực hiện chúng đến vậy?
Tại sao giá trị của "branding" (xây dựng thương hiệu) lại ngày càng suy giảm với mức lợi nhuận mang lại ngày một co hẹp (hẳn chúng ta đều được chứng kiến quá trình gã khổng lồ Google xây dựng nên thương hiệu mạnh nhất thế giới mà không cần bỏ ra một xu cho hoạt động marketing truyền thống ra sao)?
Tại sao công chúng và các cộng đồng lại đòi hỏi các công ty từng một thời được mệnh danh là chủ nhân của thế giới phải chịu cảnh o ép từ bốn phía những chương trình giảm giá kịch liệt hơn nữa, giá cả thấp hơn nữa, cùng vô số những nhượng bộ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của họ?
Chu kỳ nửa phân rã (tức khoảng thời gian giá trị của một công ty giảm đi một nửa so với giá trị ban đầu của nó) của các công ty đang rút ngắn dần, và cái hoạt động nhàm chán vẫn được nhắc đến với cái tên "marketing" (hầu như không đem lại giá trị thực nào), có vẻ cũng không giúp được gì nhiều.
Thực tế là các quan điểm cơ bản đằng sau khái niệm "marketing" vẫn giữ nguyên từ thập kỷ này sang thập kỷ khác. Dù ngày nay có thể có thêm nhiều kênh truyền thông hiệu quả hơn (như "truyền thông xã hội"), nhiều ý tưởng "sáng tạo" hơn, hay nhiều phương pháp tốt hơn (như click chuột để kiếm tiền), song về bản chất, đó vẫn là một dòng tư tưởng "hung hăng" và "độc hại"; và mục tiêu chính của nó là nhồi nhét "sản phẩm" vào đối tượng "người tiêu dùng" vốn đã quá no nê thông qua những "thông điệp" hão huyền về những lợi ích "tưởng bở" dành cho họ được phát đi trong các "chiến dịch" rầm rộ chứa đầy những lời hứa trên trời ("Uống sản phẩm bia của chúng tôi, bạn sẽ tìm thấy cô gái trong mơ của mình!").
Hoạt động marketing hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện theo kiểu "cả vú lấp miệng em" - mà như thế thì vẫn chưa đủ lực để hóa giải cuộc Đại Đình Trệ trong nền kinh tế lúc này.
Marketing có thể làm được nhiều hơn thế, nếu chúng ta biết cách: Hãy dừng nói và bắt đầu lắng nghe.
Lắng nghe ở đây không có nghĩa là theo dõi khách hàng, sau đó tìm ra những cách thức tỉnh hơn là nhằm lừa họ (một lần nữa). Lắng nghe không có nghĩa là tổ chức hàng nghìn cuộc thảo luận nhóm mỗi năm, để rồi áp dụng các chính sách phân biệt giá cả để lừa phỉnh những khách khách hàng kém may mắn.
Lắng nghe không có nghĩa là lặn ngụp trong hàng biển "dữ liệu" về "người tiêu dùng". Lắng nghe lại càng không phải là lợi dụng công nghệ để "chộp" khách hàng bằng những biện pháp tồi tệ, quái gở, và có phần nham hiểm.
"lắng nghe" nghĩa là:
- Đối thoại để tìm hiểu đâu là những yếu tố giúp khích lệ tinh thần và khiến mọi người cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn; điều gì giúp nâng họ lên một tiêu chuẩn mới cao hơn trong cuộc sống, việc làm, sự sở hữu vật chất, và tồn tại của chính họ; điều gì mới thực sự đem lại cho họ những "chiến thắng" có ý nghĩa - và sau đó hãy thực hiện những bước đi cần thiết để biến điều đó thành hiện thực.
- Dành thời gian để trò chuyện với khách hàng; và không nên chỉ đơn thuần nói về những "mong muốn" hay "nhu cầu" của họ, hãy quan tâm đến cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi, các cơ hội và mối đe dọa, các thành tựu nổi bật và những hối hận day dứt nhất của họ.
Vấn đề ở đây không chỉ là nhằm thỏa mãn những mong muốn trước mắt của họ bằng những mẫu thức chung nhỏ nhất, do các bên thứ ba có mức bỏ thầu thấp nhất thực hiện - điều quan trọng là phải học cách giúp con người có được cuộc sống thỏa mãn lâu dài thông qua những cách làm độc đáo, bền vững, và có hiệu quả mà không công ty đối thủ nào có thể thực hiện được.
- Tạo điều kiện giúp mọi thành viên trong công ty có thời gian thực hiện những cuộc trao đổi trên với khách hàng, đồng thời cho phép bản thân họ giao tiếp với nhau một cách cởi mở. Để làm được điều đó, có lẽ bạn nên xem xét thay đổi mô hình tổ chức của công ty, từ hoạt động theo mô hình từ trên xuống dưới sang mô hình hoạt động phẳng, kết nối chặt chẽ và vận động theo dạng hình tròn.
Hãy tự hỏi mình: tại sao người duy nhất mà bạn thực sự nói chuyện được tại hầu hết các công ty lại thường chỉ là một nhân viên thu ngân vô danh tiểu tốt hay một đại diện dịch vụ khách hàng nhỏ bé, không quyền lực? Đó là bởi vì phần lớn các công ty, dù họ có ra rả tuyên truyền cho những ý tưởng quản lý thời thượng đến thế nào, đều vẫn đang áp dụng chiến thuật nói "chặn họng".
- Hãy tạo điều kiện để những người chỉ trích chĩa mũi dùi vào bạn - và lắng nghe những gì họ nói. Tức là tạo cơ hội giúp người khác lên tiếng thay vì nạt nộ và "đàn áp" họ. Như thế cũng tức là bạn phải phản ứng lại những chỉ trích đó bằng thái độ chân thực chứ đừng tìm cách giấu diếm hay cung cấp thông tin sai trái.
- Đừng chỉ tập trung đầu tư vào "nghiên cứu thị trường" mà hãy biết đầu tư vào con người nữa. Các mối quan hệ không chỉ đơn giản là những lời hứa suông mà là các hình thức đầu tư qua lại. Trọng tâm của nghệ thuật lắng nghe chính là thực hiện những khoản đầu tư đó để người khác có cơ hội cất lên tiếng nói của mình.
- Hãy hỏi những câu hỏi có ý nghĩa - và sau đó hãy đủ dũng cảm để lắng nghe những câu trả lời, bởi biết đâu chúng sẽ đem lại cho bạn những lợi ích thực tế, hữu hình, và bền vững. Tính cho tới nay thì chưa có công ty nào làm được như vậy. Nhưng bạn có biết hiện nay ai là người tiến xa nhất và nhanh nhất trong khía cạnh này không?
Lắng nghe là nền tảng mới, phức tạp, và khó đoán trước, giúp tạo nên những giá trị chung, từ đó xây dựng nên những nền tảng văn hóa chung, khiến cả các công ty và khách hàng của họ đều cảm thấy mình là một phần trong một hoạt động.
Lắng nghe không chỉ đơn thuần là sự cam kết về tính minh bạch trong hoạt động, đó còn là thái độ tập trung sâu sắc vào hoạt động giao tiếp thực thụ. Song đây vẫn còn là một lý tưởng xa vời, bởi theo tôi được biết thì hiện nay chưa công ty nào làm được như vậy.
Để di chuyển từ vị trí hiện tại của chúng ta bây giờ tới cái đích đến lý tưởng đó, chúng ta cần vượt qua một con dốc dài chứ không chỉ đơn giản là thực hiện một cuộc đi dạo thảnh thơi.
Nhưng bù lại, đây sẽ là những gì bạn có thể nhận về. Thay vì chỉ khám phá ra "các tính năng" mới cho sản phẩm mới nhất của bạn (mà các tính năng này sẽ lại nhanh chóng bị hàng loạt các công ty khác "nhái lại" thôi), bạn sẽ có cơ hội khám phá ra cách thay đổi thế giới.
Bạn có thể nhận được thêm cảm tình của nhiều người. Bạn có thể tiết lộ những điểm yếu và hạn chế của mình. Bạn có thể sẽ phát hiện ra ý nghĩa thực sự của niềm say mê lâu dài, mục tiêu lớn lao, và sự kiên trì bền bỉ là gì - và bạn có thể thực hiện chúng như thế nào. Bạn cũng có thể học cách thay đổi thực tế ra sao. Và nếu kiên trì, bạn thậm chí còn có thể tìm ra những cách thức riêng để gieo hạt mầm thịnh vượng.
Nếu bạn có thể làm được như thế, thì những người mà trước đây bạn vẫn quen gọi là "người tiêu dùng" - tức những con người cần cù nhưng đang gặp vô vàn khó khăn trong thời buổi thóc cao gạo kém này, những người đã quá quen với các lời mời chào "mua đi, mua đi" của bạn, những người đã và đang phớt lờ bạn - sẽ không chỉ tỏ ra hàm ơn bạn thôi đâu.
Nếu bạn thực sự có thể giúp họ phát triển và trở nên thịnh vượng, thì có thể họ sẽ biết tôn trọng, ngưỡng mộ, thậm chí là cảm thấy yêu mến bạn hơn vì điều đó.

Thông tin liên hê:
PHẠM THỊ HÀ
P3 - P3A Bạch Mã, F.15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Tel
: (+84-8) 7303-7399   Ext : 1551 | Mobile: (+84) 906-077-789
Fax
: (+84-8) 6264-5982
Email: ha.pt@fibo.vn
Tel: 01698587227                                                                     
Website: www.fibosms.com
Yahoo: phamha.fibo





SMS Brand Name - Nhắn tin thương hiệu

Tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) là một công cụ gởi tin nhắn hàng loạt, cho phép các doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình marketing và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả với chi phí thấp. Đặc điểm nổi bật của tin nhắn thương hiệu chính là Thương hiệu của Khách hàng được hiển thị tại mục người gửi (Sender) thay vì một số điện thoại, qua đó làm tăng mức độ nhận biết và sự trung thành của Khách hàng đối với thương hiệu. Dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ĐTDĐ, có thể truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu theo cách tập trung nhất và bằng con đường ngắn nhất.



Vì sao nên sử dụng SMS Brand Name?

  •  Là một công cụ quảng cáo tương tác 2 chiều.
  •  Với chi phí thấp, thời gian gửi nhanh
  •  Là kênh Direct Marketing hiệu quả nhất hiện nay.
  •  Thông điệp đến trực tiếp tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
  •  Tỷ lệ đọc và lưu giữ tin nhắn cao.
  •  Kênh chăm sóc khách hàng tự động, chuyên nghiệp, & đo lường được phản ứng khách hàng



Thông tin liên hê:
PHẠM THỊ HÀ
P3 - P3A Bạch Mã, F.15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Tel
: (+84-8) 7303-7399   Ext : 1551 | Mobile: (+84) 906-077-789
Fax
: (+84-8) 6264-5982
Tel: 01698587227                                                                     
Website: www.fibosms.com
Yahoo: phamha.fibo

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

 XÓA BỎ SỰ RỤT RÈ TRONG GIAO TIẾP

Sự rụt rè có thể gây nên nỗi lo âu cho một số bạn khi giao tiếp với những người mới quen. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin bổ ích giúp cho bạn không còn mắc cỡ và bẽn lẽn nữa.
Bạn hay ngại ngùng và e thẹn? Đó chính là bạn thiếu lòng tin vào bản thân mình. Để hết nhút nhát bạn cần xem lại những đặc điểm tính cách của mình, xem mình có thể làm được gì và không thể làm gì; nắm bắt những ưu điểm lẫn khuyết điểm và học cách chấp nhận mình như bạn vốn có. Trước khi bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ những con người mới và bắt đầu bất kì mối quan hệ nào, cho dù đấy là mối quan hệ riêng tư hay công việc, bạn phải có được sự tự tin ở mức độ nào đó ở chính mình. Sự tự tin ấy có ở trong mỗi con người và nó chỉ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ từ bạn để có dịp được thể hiện ra mà thôi.

Nỗi sợ hãi lại là một "thủ phạm" khác làm chúng ta không thể tự do trò chuyện cởi mở với người lạ. Bạn sợ vì mình sẽ trông ngớ ngẩn và bị quê? Thế là bạn đã nhấn một nút "STOP" cho câu chuyện chưa kịp bắt đầu ngay từ câu nói đầu tiên rôì đó!




      Cách duy nhất để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy làm chính điều bạn đang sợ và kiên trì làm điều đó. Khi gặp những người bạn mới, hãy tỏ ra thoải mái, mở rộng lòng mình, đừng tự cho mình là "trung tâm của vũ trụ". Hãy nói những điều mà người nghe thấy thích thú. Không ai muốn nói chuyện suốt cả buổi chỉ về một người, đặc biệt cố gắng đừng nên quá khoe khoang, khoác lác hay là thần tượng hóa bản thân mình. Nếu bạn làm vậy, chỉ khiến mọi người càng tránh xa bạn mà thôi. Họ có thể ghé qua và lắng nghe bạn, nhưng chỉ vì họ không muốn mình bị cho là thô lỗ, hoặc bất lịch sự. Và thế là bạn tạo ấn tượng xấu ngay từ lần đầu tiên!
     Nếu như người khác đang nói, hãy tỏ ra là bạn quan tâm đến vấn đề họ đang trình bày, dù cho bạn ngượng ngùng, không có nghiã bạn phải sử xự thiếu tế nhị. Hãy tôn trọng người khác giống như những gì bạn mong muốn nhận lại từ họ! Hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm thật chân thành! Nếu như bạn được hỏi ý kiến, hãy đưa ra lời đánh giá trung thực. Nếu đó là lời phê bình, hãy cư xử một cách khéo léo chứ đừng nên chỉ có chỉ trích, dè bỉu, hoặc phàn nàn. Bạn biết đấy‎, con người thường không thích nghe rằng mình đã sai hoặc cách làm của mình không thỏa đáng. Hãy nhớ rằng ý kiến của bạn là những điều bạn nghĩ, không phải là những lời khuyên cứng nhắc đế ép buộc người khác.
    Bạn có biết những người bạn đang nói chuyện có thể cũng cảm thấy e ngại? Vì vậy, đây là một vấn đề thường gặp đối với cả hai phía vào cùng một thời điểm. Giao lưu, gặp gỡ những con người mới và chiến thắng nỗi nhút nhát là một quá trình chỉ cần bạn bước ra ngoài và trò chuyện. Tin chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy bạn cũng thân thiện và có thể làm quen nhiều ngươì bạn mới.
Thông tin liên hê:
PHẠM THỊ HÀ
P3 - P3A Bạch Mã, F.15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Tel
: (+84-8) 7303-7399   Ext : 1551 | Mobile: (+84) 906-077-789
Fax
: (+84-8) 6264-5982
Tel: 01698587227                                                                     
Website: www.fibosms.com
Yahoo: phamha.fibo